Làm kế toán thì có gì vui ngoài những con số

Nghề kế toán thường được mọi người biết đến với hình ảnh là những các chị, các cô trang điểm như U30 trở lên, suốt ngày ngồi máy tính, mặc đồ công sở và suốt ngày nói chuyện về những con số. Điều đó có phải sự thật? Liệu đó có phải là toàn bộ những gì về ngành kế toán nói chung và dân kế toán nói riêng?

Một người làm nghề kế toán sẽ thường xuyên phải chuẩn bị các văn bản, thống kê tài chính dựa sự kiểm tra sát sao về tính chính xác của những văn bản đó từ đó báo cáo và đưa ra những phương án cải thiện liên quan đến trạng thái tài chính của một doanh nghiệp hay một tổ chức. Những người làm việc trong lĩnh vực này cung cấp cho khách hàng, công ty của họ những chuyên môn nghiệp vụ không thể thiếu trong việc đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng phát triển. Vậy bạn có thích làm việc với những con số không? Nếu có hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị sau đây về ngành kế toán các bạn nhé.

Trách nhiệm của một nhân viên kế toán

Nhiệm vụ chính của một người kế toán là quản lý cơ sở dữ liệu tài chính và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện chúng. Tuy nhiên, sẽ thật không đúng khi đưa ra một nhận xét chung chung như thế, đơn giản vì có rất nhiều kiểu kế toán. Mặc dù, các công việc liên quan đến kế toán đều có một đặc thù chung là làm việc với cách con số và thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ như trên, thế nhưng nếu đi sâu về từng loại nghề về kế toán thì chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Nghề kế toán có thể bao gồm những kiểu sau

Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kế toán thuế, Kế toán chính phủ, Kế toán dự án, Kế toán pháp y, Kế toán xã hội, Kế toán,công kiểm toán…

Nhiệm vụ và chức năng của những nghề kế toán này có thể bị chồng chéo và giống nhau ở rất nhiều mảng. Mặc dù vậy, tùy thuộc vào nhiều ngành nghề đặc biệt, và vị trí mà một người kế toán có thể đảm nhận, họ có thể thực hiện những công việc dưới đây:

  • Rà soát, kiểm tra các văn bản tài chính để đảm bảo về sự hoàn thiện và chính xác của những văn bản đó
  • Chuẩn bị tài liệu tài chính và báo cáo hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. định kỳ.
  • Cung cấp các khuyến nghị để giúp khách hàng đưa ra quyết định tài chính khôn ngoan.
  • Làm việc với các thủ tục về thuế, giấy tờ pháp luật
  • Kiểm tra số dư, xuất tài khoản cân bằng ở ngân hàng
  • Lưu trữ hồ sơ tài chính của tổ chức
  • Sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng để xử lý hầu hết các dữ liệu được cung cấp.
  • Các doanh nghiệp, cá nhân giúp đỡ có hiệu quả hơn về mặt tài chính.
  • Tìm sự khác biệt trong dữ liệu tài chính của doanh nghiệp và sửa lỗi.
  • Điều tra bất cứ cái gì kỳ quặc của báo cáo tài chính.
  • Thực hiện kiểm toán cho các doanh nghiệp và cá nhân.
  • Làm việc với các kế toán viên để cung cấp các báo cáo toàn diện cho các doanh nghiệp.

Môi trường làm việc 

Sau khi đã hiểu về nhiệm vụ của một kế toán viên là như thế nào, thì chắc hẳn, các bạn cũng đang rất tò mò về môi trường làm việc của nghề kế toán phải không?

Đúng như mọi người vẫn nghĩ, nghề kế toán thường làm việc trong văn phòng. Đấy có thể là trong một văn phòng của một công ty, văn phòng của chính phủ, hoặc là trong hẳn một văn phòng riêng. Bởi vì rất nhiều các tài liệu, thông tin và dữ liệu kế toán chuẩn bị và nộp có tính chất quan trong cũng như bảo mật cao, thế nên môi trường làm việc thường có cường độ nhanh và áp lực. Có một thực tế khá thú vị rằng, kế toán phải chạy deadline rất cực đôi lúc họ có đến vài cái deadline due cùng một lúc và nó khiến họ không kịp để xử lý. Thế nhưng, không vì để đảm bảo tốc độ làm việc, mà nhưng người kế toán sẽ hy sinh độ chính xác của từng công việc bởi vì chính xác là một trong những nguyên tắc bắt buộc họ phải cam kết thực hiện.

Khi một người quyết định theo nghề kế toán, họ không nhất định là phải làm việc cho một tổ chức hay một công ty nào đấy, mà có thể chọn để mở doanh nghiệp tư vấn riêng của họ. Điều này cho phép họ có sự linh hoạt trong việc sử lý công việc hơn là đi làm thuê. Một kế toán viên độc lập có thể nhận số lượng công việc tùy theo khả năng của họ để đảm nhận vì thế họ sẽ điều chỉnh deadline sao cho phù hợp và kết quả là sai sót sẽ được giảm xuống đáng kể.

Nghề kế toàn đã có từ rất lâu, thế nhưng độ hot của nó thì chưa bao giờ là giảm. Với sự ra đời và mọc lên như nấm của nhiều doanh nghiệp tư, thì nhu cầu nghề nghiệp đối với ngành này là rất nhiều đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi tập trung của hàng triệu công ty lớn bé trên khắp cả nước.

Khi bạn càng đi sâu tìm hiểu thêm về nghề kế toán hoặc làm việc với trong các tập đoàn kiểm toản lớn như Big4 thì rất có thể bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc, làm quen và thậm chí là trực tiếp làm việc với một mạng lưới các chuyên gia kế toán tài năng và lão làng trong ngành này. Ngoài ra, bạn cũng có thể khám phá ra rằng nghề kế toán có thể giúp bạn có được một công việc ổn định, lương cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp, đào tạo bài bản và đồng nghiệp rất thân thiện.

Lịch làm việc 

Hầu hết các kế toán viên phải làm việc ít nhất là 40 tiếng/ tuần. Làm tăng ca, ở lại qua đêm cũng là chuyện khá phổ biến. Đối với kế toán viên thông thường thì mùa bận của họ thường định kỳ vào cuối tháng khi họ phải làm các báo cáo tổng, báo cáo tháng và không định kỳ vào các dịp thanh tra đến kiếm toán. Đối với các bạn làm kiểm toán ở Big4 thì áp lực sẽ lớn hơn rất nhiều, nhất là vào mùa kiểm toán từ tháng 12 đến tháng 4, khối lượng công việc là vô cùng lớn và thậm chí họ còn phải thường xuyên đi công tác xa. Chính vì vậy, có rất nhiều người không chịu được áp lực của ngành này mà tìm tới công việc khác khi họ bắt đầu lập gia đình.

Về mặt thời gian làm việc, thì một kế toán, kiểm toán viên thường phải làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, đôi lúc họ phải làm thêm cả Chủ Nhật thế nhưng đối với kiểm toán viên họ thường giao động từ 13 – 16 ngày nghỉ lễ/ năm so với các ngành nghề khác.

Yêu cầu về bằng cấp 

Yêu cầu về bằng cấp đối với nghề kế toán này cũng tùy thuộc vào vị trí mà bạn ứng tuyển. Bạn có thể tìm một công việc kế toán cơ bản nếu bạn có chứng chỉ kế toán. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có ít nhất một bằng cử nhân chuyên ngành kế toán, CPA, hoặc đã có kinh làm kế toán lâu năm.

Thực ra cũng rất khó để nói, nghề này yêu cầu học vị như thế nào. Một số chuyên gia trong lĩnh vực này có trình độ tiến sĩ, một số cũng chỉ cần có cái bằng cử nhân. Nếu bạn có tham vọng muốn trở thành một kế toán trưởng, bạn cần phải một bằng MBA chuyên sâu về kế toán hoặc không thì cũng là có bằng Master về lĩnh vực này.

Kinh Nghiệm 

Đối với các bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dễ dàng trở thành một thực tập viên ở một công ty kế toán. Vì đối với thực tập, các công ty thường không yêu câu nhiều lắm về mặt kinh nghiệm. Tất cả những gì mà họ yêu cầu chỉ là thái độ làm việc nghiêm túc và cẩn thận. Nếu bạn có 2 thứ đó, xin thực tập là điều hết sức dễ dàng. Tuy nhiên, để xin thực tập ở Big4 thì bạn sẽ phải trải qua 1 vài kỳ thi bắt buộc và bạn phải chuẩn bị tài liệu kỹ càng để ôn tập vì những kỳ thi đó khá khó và mức độ cạnh tranh cũng khá cao.

Để trở thành một nhân viên chính thức, ngoài bằng cấp, thì bạn cũng sẽ bị yêu cầu có ít nhất là 1 – 2 năm kinh nghiệm.  Còn đối với cấp bậc cao cấp hơn thì kinh nghiệm tối thiểu là 5 năm và học vị cao hơn.

Kỹ năng cần có của một kiểm toán viên

Khi bạn chọn nghề này, thì có một vài những kỹ năng sau đây có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình làm việc của bạn.

  • Chú ý đến chi tiểt:

Nếu bạn vô tình nhập sai, thiếu hay quên một con số trong cơ sở dữ liệu thì rất có thể bạn sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng

  • Biết sắp xếp: 

Khi làm nghề này, bạn chắc chắn sẽ gặp phải trường hợp đối mặt với nhiều công việc cùng một lúc và tất nhiên nếu bạn biết ưu tiên sắp xếp xử lý công việc nào trước, hiệu quả công việc sẽ được đảm bảo.

  • Khả năng thích nghi:

Bạn có thể được yêu cầu làm việc với nhiều người khác nhau, lịch trình của bạn có thể dao động theo thời hạn cho các dự án cụ thể và cũng có thể là những chuyến công tác xa. Chính vì vậy, khả năng thích nghi là điều bắt buộc.

  • Kỹ năng máy tính: 

Excel là một trong những ứng dụng văn phòng mà một người kế toán bắt buộc phải thành thục. Không chỉ là thành thục, mà bạn còn phải làm chủ tất cả các phím tắt, công cụ và chức năng trong đây đến đẳng cấp “thần thánh”. Bạn mới có thể rút ngắn được thời gian xử lý một đầu công việc được.

  • Kỹ Năng Giao tiếp:

Có thể bạn nghĩ rằng, công việc kế toán thường xuyên phải làm việc với chiếc máy tính mà không cần giao tiếp với ai. Tuy nhiên, khi làm việc thực tế, bạn sẽ thấy nghề kế toán cũng yêu cầu bạn cần phải giao tiếp với khách hàng, ban lanh đạo những người không có kiến thức chuyên sâu về ngành này. Vì vậy, bạn cần phải biết làm thế nào để truyền đạt rõ ràng các khuyến nghị và các thuật ngữ chuyên môn cho những người không thực sự hiểu về kế toán như bạn.

Theo 8morning.com

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

0386.599.999

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
Chat Facebook
Gọi điện ngay